Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh. Không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy.

Ngày tự tứ mùa Vu Lan trong Phật giáo

Tháng bảy âm lịch: Mùa Vu Lan báo hiếu

Những ngày tháng bảy âm lịch, nhà lại nhà, trên khắp nước Việt mình đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Tới ngày Rằm tháng bảy, bà, mẹ, chị dù bận đến đâu cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ chay đủ đầy, thành kính dâng tặng tổ tiên. Ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống: Hãy nghĩ về Mẹ – Cha, mở lòng với đồng loại để thương yêu nhau nhiều hơn.

Những ngày này, chúng ta sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.

Đến mùa Vu Lan, nơi nào có người con Phật đều khởi sắc một mùa Vu lan báo hiếu. Đối với những ai có hay không tín ngưỡng, tất cả đều có một cảm niệm chung. Là lúc nghĩ đến những phút giây chạnh lòng về công ơn trời biển của cha mẹ. Là sự âm thầm lắng nghe những tình tự nơi sâu kín của cõi lòng vô hạn, sự rung động ấy chính là Hiếu Tâm, Hiếu Hạnh. Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Lễ Vu lan báo hiếu 2020 ý nghĩa Lễ Vu lan

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy – Lễ Vu Lan

Vu Lan Báo Hiếu là thể hiện nếp sống tốt đẹp của người học Phật. Hiếu là ý nghĩa của đạo đức, và cũng là phẩm chất của đời sống hạnh phúc và giác ngộ. Vu Lan không phải là một ngày lễ hội thông thường trên bình diện tín ngưỡng mà đó là một thông điệp nhắc nhở chúng ta biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ, nhắc nhở chúng ta tu tập trong tinh thần tự lợi và lợi tha.

Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều tối). Cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.

Ngày hội Vu lan là ngày để người con Phật bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. Để thực hiện nghĩa cử tri ân báo ân đối với hai đấng sinh thành, đối với tổ tiên, ông bà. Sự trải rộng lòng thương đến cả những vong linh cô hồn. Đây là một ngày lễ hội rất có ý nghĩa, cần phải được bảo tồn và phát triển. Phải làm sao để nó trở thành một ngày lễ hội của quần chúng, vượt qua giới hạn của tôn giáo, tín ngưỡng, để cho tinh thần hiếu đạo được thấm nhuần trong lòng mọi người. Kể từ đó con người trở nên thuần từ và trung hiếu hơn.

Vu Lan báo hiếu - người con rửa chân cho cha mẹ

Mùa Vu Lan tháng bảy âm lịch nên tụng kinh gì?

Kinh A Di Đà

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh A Di Đà là kinh khen ngợi công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh này chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Danh hiệu A Di Đà Phật nói lên điều gì?

Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì. Chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung. Còn gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang.

Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân. Pháp thân này là Báo thân nếu Phật được coi như là đức Phật “giáng hạ thế gian”. Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).

Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật. Nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát; Vô lượng thọ biểu tượng của đại định. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ là sự từ bi vô cùng tận. Tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.

Phật pháp trong ta

Fanpage 1: Đồ Thờ – Đồ Lễ – Pháp Khí – Tượng Phật

Fanpage 2: Đồ chay – Nhà hàng chay.

Tham khảo: Tin tức

Tags: